HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM

Ngôi Nhà Chung Của Các Doanh Nghiệp, Tổ Chức Bảo Hiểm Hoạt Động Tại Việt Nam

24/08/2018 10:13:50 SA
Các doanh nghiệp đã sẵn sàng cho sự gián đoạn kinh doanh mới?
Sự biến đổi xung quanh ổ dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở rõ ràng về các mối đe dọa đang phát triển đối mặt với kinh doanh. Đại dịch toàn cầu, cùng với các sự kiện thời tiết ngày càng khó lường và khắc nghiệt cùng với các cuộc tấn công mạng tinh vi, đang trở thành mối đe doạ thường gặp của gián đoạn kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể nghĩ rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng - nhưng sự thật có phải như vậy?

Đánh vào nơi bị tổn thương – con người

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đây là một đại dịch, khẳng định mức độ nghiêm trọng của các vụ dịch bắt đầu ở Trung Quốc và sự tàn phá tiềm tàng nó có thể gây ra ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn.

Trong khi các công ty trong hầu hết các ngành định hướng dịch vụ, ví dụ như ngân hàng, đã thực hiện các kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động đến đội ngũ nhân viên của họ, các ngành công nghiệp nặng và các doanh nghiệp phụ thuộc chuỗi cung ứng nên áp dụng tư duy tương tự. Hầu hết các công ty công nghiệp nặng trong các lĩnh vực như sản xuất và  năng lượng thì các rủi ro kinh doanh thông thường liên quan đến thiên tai hoặc tấn công mạng.

Tác động của đại dịch có thể gây sốc vì nó thường không nằm trong kế hoạch quản lý rủi ro. Tuy nhiên, đại dịch tác động đến mối liên kết quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro – đó là con người. Cho dù nhà máy tự động như thế nào, con người vẫn được yêu cầu quản lý hoặc vận hành các hệ thống hoặc máy móc quan trọng.

Các doanh nghiệp có thể nghĩ: “Máy móc và thiết bị cần rất ít sự chăm sóc, vậy thì sao?” Mặc dù sự lây lan của vi rút này không phải là rủi ro hoàn toàn đối với tài sản, nhưng nó gây ra các lỗ hổng cho tính liên tục của hiệu quả hoạt động nếu nhân viên giám sát hoạt động không thể báo cáo do bị bệnh hoặc phải tuân thủ lệnh cách ly có thể kéo dài vài tuần.

Hãy để một bức tranh vẽ lên một kịch bản: Sự gián đoạn nghiêm trọng có thể dẫn đến việc làm việc quá mức của thiết bị, từ đó có thể làm căng máy móc và dẫn đến những rủi ro khác như hỏa hoạn và trong các nhà máy điện sẽ dẫn đến mất điện nếu nguồn cung không được đáp ứng.

Luôn có kế hoạch

Nếu đại dịch ập đến và nhân sự bị ảnh hưởng, bạn nên làm gì? Điều quan trọng là phải có kế hoạch nhân sự và kế hoạch dự phòng có thể được kích hoạt tại một thời điểm thông báo. Tốc độ bùng phát vi rút có thể lan rộng, không giống như lốc xoáy hay bão được xây dựng theo cách tuyến tính, tốc độ phát tán vi rút cục bộ hơn, đòi hỏi phải có phản ứng nhanh. Nếu kế hoạch và quy trình mất nhiều thời gian, thì đó không phải là kế hoạch kinh doanh liên tục và hiệu quả.

Trong các cơ sở quy mô lớn, các nhà quản lý kế hoạch cần đảm bảo tuân thủ an toàn, chẳng hạn như kiểm tra và trực tiếp ký vào biên bản kiểm tra về việc tắt thiết bị và đảm bảo rằng các hệ thống bảo vệ như vòi phun nước đang hoạt động. Mặc dù các doanh nghiệp có thể đã đầu tư vào công nghệ để giám sát hoặc kiểm soát các hoạt động từ xa, nhưng trong hầu hết các trường hợp, con người vẫn là yếu tố để đảm bảo các giao thức được tuân thủ.

Từ góc độ rủi ro tài sản, các công ty ít có quyền truy cập vào các cơ sở của họ nên tập trung vào ba điều: đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động, thiết bị được tắt đúng cách (đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến); và lực lượng bảo vệ luôn sẵn sàng. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có khả năng, họ nên giám sát và kiểm soát vị trí của lực lượng bảo vệ từ xa.

Mặc dù sự bùng phát vi rút không làm thay đổi vấn đề rủi ro tài sản, các doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá các kế hoạch dự phòng để chuẩn bị cho các tình huống khác nhau như giảm thiểu thiệt hại từ các sự kiện bất ngờ hoặc trong trườnghợp nhân viên quan trọng không thể làm việc. Các giám đốc tài chính nên có khả năng mô hình hóa những tác động của việc ngừng hoạt động kinh doanh như thế này sẽ có hậu quả như thế nào.

Chuẩn bị cho tác động kinh tế toàn cầu

Khi cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này (đại dịch COVID-19) tiếp tục làm sôi động các thị trường trên khắp châu Á, các doanh nghiệp phải đối mặt với một thách thức lớn khác – đó là khả năng tự nguyện đóng cửa hoặc đóng cửa theo lệnh của chính phủ. Tác động kinh tế đối với xã hội sẽ rất lớn.

Bối cảnh kinh doanh toàn cầu giờ đã thay đổi đáng kể kể từ năm 2002, khi đợt bùng phát vi rút lớn cuối cùng là dịch SAR tấn công châu Á. Trung Quốc đã trở nên kết nối toàn cầu hơn thông qua thương mại, tài chính, du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và nhân lực. Sự kết nối này trải rộng khắp Đông Nam Á, thông qua các chuỗi cung ứng ở các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, tạo ra một dấu ấn lớn cho sự lây lan của rủi ro kinh doanh và đại dịch - cũng như trên thế giới, với các doanh nghiệp đi đến khu vực này.

Khi các nhân viên y tế và chính phủ tiếp tục chống lại sự lây lan của COVID-19, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên chủ động đánh giá lại các kế hoạch dự phòng của mình để đảm bảo kinh doanh tốt, để trong trường hợp xảy ra sự gián đoạn kinh doanh sẽ có sự hậu thuẫn và phục hồi nhanh chóng.

Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các nguyên nhân khách quan cho dù là một đại dịch lớn.

Phương Dung lược dịch

(Theo Tạp chí bảo hiểm Châu Á, tháng 6/2020)